CÔNG TY CP GIÁO DỤC NEOLING GRAND
Ngành Logistics

Du học Ba Lan ngành LOGISTICS là một trong những lựa chọn hàng đầu có sức hút mạnh mẽ đối với các bạn trẻ trên thế giới trong đó có nhiều bạn trẻ Việt đã theo học và thành công.  Cùng CHD tìm hiểu để biết rõ hơn tại sao Ba Lan là một trong những lựa chọn hàng đầu cho ngành học này nhé!

1. Logistics là gì?

 Logistics, hiểu theo một cách đơn giản nhất, là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng bao gồm các hoạt động như lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan... Công việc của các công ty logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng đặt ra. Từ đó suy ra, nhân viên logistics sẽ là người phụ trách tất cả các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên.

 Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ. Nếu làm tốt logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ, đồng nghĩa với việc có thể giám giá thành sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và đem về nhiều lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp.

2. Tại sao lại theo học ngành logistics tại Ba Lan ?

       Ba Lan là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với Đức, Séc, Hungary và biển Baltic. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy nên Ba Lan được coi là một trong những trạm trung chuyển hàng hóa hàng đầu trong khu vực. Do đó, ngành logistics tại quốc gia này ngày càng được chú trọng và phát triển. Ba Lan có một nền tảng cơ sở vật chất tốt cũng như sở hữu những người đi trước dạn dày kinh nghiệm để phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực mới có trình độ và kỹ năng tốt nhất.

       Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành logistics là rất lớn. Không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu nhân lực giỏi ngành logistics đang tăng lên một cách chóng mặt trên toàn thế giới. Chính vì vậy, nếu bạn lựa chọn Ba Lan để theo học ngành logistics và có bằng thạc sĩ tại đó thì bạn sé có một lợi thế vô cùng lớn khi xin việc ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chắc chắn, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có một hành trang vô cùng vững chắc không chỉ là kiến thức về ngành logistics mà bạn còn được học về cách xử lý vấn đề, các kỹ năng mềm cũng như cách tổ chức, lãnh đạo phục vụ cho việc phát triển bản thân và sự nghiệp sau này.

       Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc sau:

– Nhân viên xuất nhập khẩu

– Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

– Nhân viên thu mua

– Nhân viên quản lý hàng hóa

– Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải

– Nhân viên kinh doanh Logistics…

Cấp bậc của ngành logistics :

– Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng.

– Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

– Logistics Manager ($1000 -$4000): Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.

– Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

– Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận